4 cách để phát triển sự nghiệp ở trong giai đoạn “giậm chân”
Robert – Giám đốc khối dịch vụ y tế của một bệnh viện công lớn – đã tình nguyện dẫn dắt dự án nâng cao hiệu quả cho một trong các nhóm chăm sóc cấp tính tại bệnh viện.
Vậy bạn nên làm gì khi đạt đến độ chững này và mới chỉ ở giữa con đường hoạn lộ? Điều đầu tiên là hãy nhìn lại và đánh giá công việc của mình. Bạn có thích và vẫn học hỏi được từ đồng nghiệp không? Bạn có còn hào hứng với sứ mệnh của tổ chức nơi mình đang công tác không? Nếu câu trả lời là không, có lẽ bạn nên tìm một con đường khác. Nhưng nếu câu trả lời là có, hãy cân nhắc các hướng phát triển ở giai đoạn “giậm chân” này.
Có ít nhất 4 hướng tiếp cận đã chứng minh được hiệu quả, và tất cả đều đòi hỏi bạn phải tự vấn điều gì khiến bạn hào hứng, điều gì làm bạn nản lòng.
1. Chuyển sang bộ phận khác trong tổ chức
Đây có thể là một cách giúp bạn phát triển thêm các kỹ năng mới, xây dựng quan hệ và biết đến các sản phẩm, dịch vụ khác. Bạn có thể khám phá các cơ hội trong nội bộ tổ chức bằng nhiều cách: tìm kiếm thông tin và gặp lãnh đạo của phòng, ban khác; nhận các công việc liên phòng ban hoặc xin chuyển từ khối kinh doanh sang một bộ phận chung như kế toán, nhân sự, hay vận hành.
Trên thực tế, các công ty như Tập đoàn Thực phẩm Kraft coi việc luân chuyển công việc giữa các phòng, ban là điều tất yếu để xây dựng thế hệ lãnh đạo toàn diện, và chủ động mời các giám đốc phụ trách chuyên môn đảm nhiệm các công việc tại các bộ phận chung và ngược lại.
Bronwyn – cán bộ lãnh đạo cấp cao tại một công ty cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp đã chuyển từ vị trí Giám đốc quan hệ khách hàng sang Giám đốc vận hành. Bronwyn đã tận dụng được sự am tường về phân tích và quản lý thay đổi từ công việc tiếp xúc với khách hàng để củng cố bộ máy tổ chức của công ty từ cấp điều hành.
Trong thời gian này, cô đã phát triển được các kỹ năng tài chính – kế toán, nhân sự, quản trị và IT cũng như có thời gian làm việc linh hoạt do không phải luôn chạy theo việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong công việc hằng ngày.
2. Thay đổi công việc hiện tại
Đây thực sự là một hướng tiếp cận cho giai đoạn “giậm chân”, đòi hỏi bạn phải nhận biết những gì bạn muốn làm nhiều hơn, ít hơn hay muốn bắt đầu thực hiện tại công sở.
Cùng với đồng nghiệp, bạn có thể vẽ lại ranh giới để tạo ra các cơ hội cho mọi người cũng như chuyển bớt công việc cho đồng nghiệp để mình có thời gian theo đuổi các thử thách mới.
Các thử thách này có thể đến từ sếp trực tiếp của bạn (liệu sếp bạn có những công việc bạn thấy rất hấp dẫn và có thể đảm nhiệm bớt giúp sếp được không?); và từ các cuộc khảo sát nhân viên và khách hàng (có những nhu cầu tổ chức chưa đáp ứng và bạn có kỹ năng giải quyết được các nhu cầu này?).
Sandra – chuyên gia về chiến lược khách hàng tại một công ty hàng tiêu dùng đã đạt đến vị trí phó giám đốc khi mới ngoài 30 tuổi, và theo văn hóa công ty, cô biết phải chờ đợi một thời gian mới có cơ hội thăng tiến.
Do muốn làm lâu dài ở công ty này nên cô đã tìm kiếm những lỗ hổng trong cung ứng dịch vụ tại các khối kinh doanh, từ chuỗi cung ứng đến thương mại điện tử và đã tình nguyện giúp các đồng nghiệp trong việc lấp đầy các lỗ hổng này.
Sandra dành vài năm sau đó “khởi nghiệp trong nội bộ”, mở rộng các hoạt động trong vai trò phó giám đốc, tìm hiểu thêm về công ty, thu nạp thêm kỹ năng mới, thiết lập các mối quan hệ mới và tạo được tiếng tăm trong việc sáng tạo, cải tiến.
3. Mở rộng tầm ảnh hưởng
Thông qua việc chủ động cố vấn, dìu dắt nhân viên, xây dựng các cộng đồng trong nội bộ, hoặc đại diện cho tổ chức trước các cơ quan bên ngoài sẽ giúp tạo dựng các chân trời mới mà không thay đổi vai trò của bản thân.
Đơn cử như trường hợp của Maria – một cán bộ chương trình tại một tổ chức phi lợi nhuận về thanh thiếu niên. Cô không có vị trí nào để thăng tiến trong nội bộ trừ khi giám đốc điều hành nghỉ việc.
Do vậy, cô bắt đầu cộng tác với các tổ chức bên ngoài trong cùng thành phố có mục tiêu giúp thanh thiếu niên nhập cư tiếp cận với giáo dục, đào tạo và cơ hội việc làm.
Việc này đã giúp mở rộng mạng lưới và đổi mới, sáng tạo các chương trình cô phụ trách. Mở rộng tầm ảnh hưởng bên ngoài công ty đã giúp cô lấy được sự tín nhiệm bên trong công ty.
Khi đến thời điểm tìm giám đốc điều hành mới, Maria là ứng cử viên nội bộ số 1 nhờ vào mạng lưới cô đã tạo dựng được ở bên ngoài, và cuối cùng cô được đề bạt vào vị trí này.
4. Đào sâu kỹ năng
Là một cách khác để xây dựng độ tín nhiệm và tạo ra cơ hội khi sự nghiệp của bạn đang ở giai đoạn chững. Cách này có thể thực hiện ngay trong công việc, thông qua việc cố vấn, dìu dắt hoặc tình nguyện tham gia các dự án đặc biệt; hay ngoài công việc như các khóa đào tạo lãnh đạo chính thống.
Robert – Giám đốc khối dịch vụ y tế của một bệnh viện công lớn – đã tình nguyện dẫn dắt dự án nâng cao hiệu quả cho một trong các nhóm chăm sóc cấp tính tại bệnh viện.
Cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân và lập hóa đơn đúng hạn hơn đã khiến ban lãnh đạo bệnh viện quyết định đầu tư cho Robert tham gia khóa đào tạo lãnh đạo cấp cao tại một trường kinh doanh hàng đầu, và bằng cấp này đã giúp anh được giao quản lý khối dịch vụ lớn hơn nhiều tại bệnh viện, chịu trách nhiệm về 300 nhân viên y tế và ngân sách 380 triệu đô la.
Phần lớn các lãnh đạo ở thế kỷ XXI vào một thời điểm nào đó sẽ thấy mình rơi vào giai đoạn “chững” trong sự nghiệp. Trước khi bị cuốn theo cám dỗ nhảy sang một ngọn núi khác, hãy cân nhắc xem liệu việc mở rộng ở nơi nào sẽ là cách tốt nhất để phát triển cả kỹ năng cá nhân và chuyên môn cho nấc thang sự nghiệp tiếp theo!
Leave a Reply