8 bài học cần phải học trong kinh doanh từ quán ăn đường phố
Khi một khách hàng muốn mua đồ, ông chỉ cần cho lượng Sundal khách yêu cầu vào lỗ để nó được làm ẩm và hấp nóng. Hay một ví dụ đơn giản khác là một quầy bán gà nướng tại số 27 đường Main Road, HRS Layout. Bên dưới là bức ảnh chụp lại lò nướng than với động cơ quay tay giúp duy trì bếp than do người chủ sáng tạo ra.
Khi du lịch ngang qua Bangalore (Ấn Độ) và nhiều thành phố khác để khám phá những món ăn đường phố và các quán ăn địa phương thú vị, đập vào mắt thường là các cách trưng bày sáng tạo, mới mẻ và sự nhạy bén trong kinh doanh của một số chủ quầy hàng bán thức ăn đường phố. Dưới đây là một vài bài học kinh doanh từ những người bán thức ăn đường phố ở Bangalore.
Đừng để thế giới chi phối điều bạn có thể làm
Daniel D’souza bắt đầu mở quầy trà Sharon ở Indira Nagar, Bangalore vào tháng 5 năm 2007 chỉ với một vài loại trà và cà phê đơn giản, nhưng sau đó Daniel nảy ra ý tưởng về một quầy trà với nhiều loại trà độc lạ, chỉ quán ông mới có. Ý tưởng này nằm ngoài tầm tay của những quầy trà đường phố khác.
Ngày nay, quầy trà Sharon đã trở thành một tiệm trà nhỏ với một menu đồ uống đa dạng gồm nhiều loại trà độc đáo. Vì vậy, nó thu hút rất nhiều khách trong đó có cả diễn viên và các chính trị gia, điều này khiến Daniel cảm thấy tự hào. Bài học Daniel dạy cho chúng ta là hãy cố gắng thực hiện những ý tưởng mà trước đó chưa có ai làm mặc dù bạn không chắc chắn mình sẽ thành công.
Hãy làm điều gì đó bất ngờ
Chỉ cần tạo ra một vài điều khác biệt đơn giản trong sản phẩm, bạn đã có thể tạo ra một sản phẩm khác hẳn những sản phẩm đang có trên thị trường và nhờ đó sẽ thu hút được nhiều khách hơn. Một người phụ nữ bán bánh momo dạo đã quyết định thay đổi những chiếc bánh màu trắng mình đang bán thành những chiếc bánh đầy màu sắc bằng màu thực phẩm được làm ra từ những nguyên liệu tự nhiên như củ cải đỏ, cà rốt và rau chân vịt. Sự thay đổi này đã trở thành sáng tạo, giúp món bánh của cô trở nên độc đáo hơn và khác biệt hơn.
Có chí thì nên
Một người bán dạo Sundal, một món ăn nổi tiếng của miền Nam Ấn Độ được làm từ đậu xanh, muốn món mình bán ra luôn giữ được độ mềm và ấm nóng. Để làm được điều này, ông đặt bên dưới xe đẩy của mình một chiếc bếp và đặt lên trên đó một nồi nước. Khi nước sôi, hơi nước sẽ đi lên thông qua các lỗ thông giúp đồ ăn luôn được hấp nóng. Khi một khách hàng muốn mua đồ, ông chỉ cần cho lượng Sundal khách yêu cầu vào lỗ để nó được làm ẩm và hấp nóng. Hay một ví dụ đơn giản khác là một quầy bán gà nướng tại số 27 đường Main Road, HRS Layout. Bên dưới là bức ảnh chụp lại lò nướng than với động cơ quay tay giúp duy trì bếp than do người chủ sáng tạo ra.
Sản phẩm nhiều hạn chế nhưng chất lượng đảm bảo
Gần đây, tôi được giới thiệu đến một người bán bhajji (hay pakora) dạo ở khu chợ trời Gandhi Bazaar, Bangalore. Ông bán nhiều loại Bhajji đơn giản làm từ ớt, chuối, khoai tây và ớt xanh. Mặc dù giá bán bhajji của ông đắt hơn so với trên thị trường 50% nhưng ông Praveen đảm bảo rằng ông chỉ làm bhajji từ các loại rau củ tốt nhất. Tất cả các loại rau ông dùng đều tươi ngon. Đảm bảo an toàn chất lượng – đây là điều mà nhiều người bán thức ăn dạo khác đang làm, nó giải thích tại sao họ có thể đứng vững trong nhiều thập kỷ qua.
Luôn luôn mỉm cười với khách hàng
Đám đông xếp hàng chờ mua Gobi của Ravi có thể dễ dàng khiến bạn cảm thấy mất kiên nhẫn. Ngoài việc món ăn Trung Quốc của anh luôn đảm bảo về chất lượng, điều mà hầu hết khách hàng đều yêu mến ở Ravi là nụ cười tươi sáng và thái độ phục vụ lịch sự của anh ngay cả khi anh ấy trả lời những khách hàng đang giận dữ, điều này cũng giúp quầy thức ăn của anh trở nên nổi tiếng ở khu phức hợp Banashankari BDA ở Bangalore. Đây là một ví dụ hoàn hảo của một chất lượng dịch vụ tốt.
Áp dụng những cách thức khác nhau
Ai nói rằng chỉ có thể ăn pizza hay món súp tại các nhà hàng. Vallarmati bán ba loại súp khác nhau mỗi ngày với đầy đủ các loại gia vị từ giỏ súp đơn giản của cô ở HSR Layout, Bangalore. Trong khi đó, Kumar, một đầu bếp từng làm việc tại Little Italy, đã thiết kế một chiếc xe tải để bán pizza và bánh mì tỏi.
Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình chọn
Revathy, một sinh viên về thực phẩm và dinh dưỡng, đã nhận ra rằng thức ăn đường phố hầu như không phục cụ cho những người có vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Vì vậy, cô đã phát triển một công thức nấu ăn đặc biệt sử dụng giá đỗ, đậu xanh và mướp đắng mà cô bán lẻ ở quán ăn nhỏ của mình trong khi Malleshwaram, Bangalore.
Nhiều không hẳn là tốt
Đây là chủ đề xuyên suốt ở Goa, tiểu bang nhỏ nhất của Ấn Độ, ở đây công việc mang một ý nghĩa hoàn toàn khác và có một cuộc sống tốt đẹp đồng nghĩa với việc bạn có thể làm những điều mình thích và dành thời gian bên gia đình và bạn bè của mình. Từ đây, nhiều chủ quầy hàng ăn uống đã có những ý nghĩ rất hay về giờ giấc bán hàng.
Leave a Reply