6 lỗi cơ bản các nhà đầu tư trẻ tuổi rất thường hay mắc phải
Quản lý thời gian cũng có nghĩa là quên đi những giao dịch đã qua. Ở phía trước là tương lai. Lo lắng về những thứ mà đáng ra bạn đã có thể làm được là bạn đã lãng phí thời gian, trong khi thời gian là tiền bạc.
Trên thế gian này không hề có danh sách chính xác cho những việc bạn cần phải làm để trở thành một nhà đầu tư vĩ đại. Đầu tư là một môn khoa học và đồng thời cũng là một môn nghệ thuật.
Tuy nhiên, có một điểm tương đồng giữa các trader xuất sắc là họ tránh được nhiều lỗi lầm. Một lỗi nhỏ cũng có thể phá hủy cả một “công trình” đầu tư công phu và đang vận hành tốt. Theo Raj Malhotra, chuyên gia đến từ Viện đầu tư và quản lý danh mục (ITPM), có 6 lỗi mà các nhà đầu tư hay mắc phải nhất. Lời khuyên của Raj Malhotra khá có lý bởi ông đã làm việc tại Bank of America, BNP Paribas và Nomura – các công ty nổi tiếng trên phố Wall với độ phủ sóng ở 3 châu lục.
1. Chốt lãi quá sớm
Đây là một lỗi rất căn bản. Khi một khoản đầu tư bắt đầu diễn biến tốt, các nhà giao dịch trẻ tuổi quá hấp tấp và do đó chỉ nhận về khoản lợi nhuận nhỏ nhoi trong khi bỏ qua những con sóng lớn. Hãy kiên nhẫn.
Cổ phiếu Apple là ví dụ rõ ràng nhất. Nếu bạn đầu tư 10.000 USD vào Apple trong tháng 7/2002, 9 tháng sau khi chiếc iPod đầu tiên ra đời, ngày nay bạn sẽ trở thành triệu phú.
Tuy nhiên, không nhiều người chắc chắn rằng họ sẽ trở thành triệu phú nếu cứ nắm giữ cổ phiếu Apple. Đây là công ty mà ai cũng biết đến. Apple cũng bùng nổ ngay trước mắt mọi người, nhưng có thể bạn đã từng nghe về những lời chắc như đinh đóng cột mà ngày nay nghe rất nực cười: “Cổ phiếu này sẽ không thể tăng giá được nữa đâu!” Trên thực tế, khi cổ phiếu Apple được giao dịch quanh mức 700 USD (trước khi được chia tách với tỷ lệ 10:1), số người cho rằng cổ phiếu này sẽ giảm giá nhiều hơn số người đặt cược vào xu hướng tăng.
Tất nhiên, nắm chắc phần lãi nhỏ là một phản xạ rất tự nhiên của bất cứ nhà đầu tư nào.
2. Chần chừ cắt lỗ
Đây là lỗi phổ biến thứ hai. Các nhà đầu tư trẻ tuổi thường “cứng đầu” và không tỉnh táo rút vốn ra khi bắt đầu thua lỗ. Đừng kiên nhẫn với những giao dịch thua lỗ! Điểm mấu chốt là cương quyết cắt lỗ để tiếp tục tiến lên.
Các nhà đầu tư dễ dàng tìm ra những lý do để biện hộ rằng thị trường đang sai và họ đang đúng. Hãy nhớ rằng thị trường luôn đúng. Bạn sẽ nghe thấy những câu thoái thác như “Cổ phiếu này đã giảm giá quá nhiều, nó không thể giảm nữa đâu!” Thực tế chứng minh điều ngược lại.
Một trong những nguyên nhân khiến những nhà đầu tư non kinh nghiệm do dự không muốn cắt lỗ là họ ngại thừa nhận mình đã bị đánh bại. Hãy vượt qua tâm lý này. Đôi lúc giao dịch tốt nhất là rút ra sớm để bạn chỉ mất 5% thay vì 50%.
3. Quá tập trung vào một cổ phiếu
Một lỗi cơ bản khác mà các nhà đầu trẻ tuổi thường mắc phải là yêu thích những giao dịch tập trung. Bạn có thể mất tất cả tiền trong chốc lát mà không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Giao dịch tập trung thường có nghĩa là tất cả tin tức đều được tính vào giá. Tâm trạng có thể bị đảo ngược và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm không bao giờ hành động đủ nhanh. Họ có xu hướng dừng lại đúng lúc tồi tệ nhất, mất tất cả tiền đã kiếm được và quả quyết rằng “trò chơi” đã bị thao túng.
4. Lắng nghe những chuyên gia kỳ cựu trên phố Wall
Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett từng nói trong báo cáo thường niên của Berkshire Hathaway năm 2002 rằng “các hợp đồng phái sinh là những vũ khí tài chính có sức phá hủy khủng khiếp”. Tháng trước, ông vẫn giữ nguyên nhận định trên nhưng cho rằng cho rằng “hợp đồng phái sinh là những vũ khí tài chính có tiềm ẩn … nguy cơ chết người”.
Tác giả bài viết này đã giao dịch các hợp đồng quyền chọn chỉ số S&P 500 từ năm 2002 đến 2009, và bên bán nhiều hợp đồng quyền chọn mua nhất chính là … Berkshire Hathaway. Chính người đàn ông cảnh báo thị trường về mối đe dọa của các hợp đồng phái sinh lại là người kích hoạt sức tàn phá khủng khiếp đó.
Vậy bài học rút ra ở đây là gì? Các nhà đầu tư bên bán nghĩ rằng họ biết hướng đi của Buffett, nhưng thực chất ông đã làm ngược lại. Khi lắng nghe những ông trùm của phố Wall, đừng quên rằng đằng sau những lời nói ấy có thể là một lý do không có lợi cho bạn.
5. Thói quen quản lý thời gian không hiệu quả
Riêng TTCK Mỹ đã có hàng chục nghìn cổ phiếu. Mỗi nền kinh tế lại có vài sàn chứng khoán với rất nhiều mã. Cùng với thị trường trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa… Có nhiều thông tin xuất hiện. Các trader không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn phải làm việc một cách thông minh.
Ví dụ, nếu một công ty nhìn có vẻ hấp dẫn, hãy tìm kiểu cặn kẽ công ty đó làm gì. Nơi tốt nhất để tìm kiếm chính là website của công ty. Thông minh đôi lúc cũng có nghĩa là đơn giản. Hãy nhặt ra những thông tin quan trọng nhất theo cách nhanh nhất có thể và quên đi những thông tin gây nhiễu.
Quản lý thời gian cũng có nghĩa là quên đi những giao dịch đã qua. Ở phía trước là tương lai. Lo lắng về những thứ mà đáng ra bạn đã có thể làm được là bạn đã lãng phí thời gian, trong khi thời gian là tiền bạc.
6. Không tập trung vào điểm mạnh của bạn
Hầu hết các trader thiếu kinh nghiệm đều đang giao dịch ở bên ngoài vùng mà họ cảm thấy thoải mái. Tôi thường nhìn thấy những trader trẻ tuổi có được chút ít thành công trên TTCK Mỹ và đã vội vàng cho rằng họ cũng có thể thành công trên thị trường dầu thô kỳ hạn.
Thế nhưng bạn chỉ có thể tập trung vào một thứ và làm tốt thứ đó. Bạn sẽ không bao giờ thấy nhà đầu tư kỳ cựu cỡ như Peter Lynch bỏ dở sự nghiệp để giao dịch nợ ngắn hạn của Hy Lạp. Cũng giống như bạn sẽ không thể chứng kiến Micheal Jordan bỏ chơi bóng rổ để chuyển sang chơi bóng chày!
Nguyên lý là khi bạn chuyên nghiệp theo một phong cách nhất định, bạn sẽ gặt hái được thành công ở đó. Bạn không thể trở nên vĩ đại trước khi bạn làm tốt. Đó là cách mà bạn xây dựng sự nghiệp lâu dài. Hãy tập trung vào điểm mạnh của bản thân.
Leave a Reply