Lòng trắc ẩn ở dưới góc nhìn của doanh nhân
Lắng nghe > Thấu hiểu > trong quá trình ra quyết định của một doanh nhân lãnh đạo có lẽ là một trong những kỹ năng, năng lực & phẩm chất đặc biệt quan trọng của người doanh nhân thành đạt.
LÒNG TRẮC ẨN – THẤU HIỂU DƯỚI GÓC NHÌN DOANH NHÂN, QUẢN TRỊ NHÂN SỰ & LÃNH ĐẠO
Tình cờ trong đề thi câu đầu tiên lại được trích dẫn từ tác phẩm “Thiện, ác & smartphone” của anh bạn tôi Đặng Hoàng Giang – một nhà báo, nhà thơ & nhà văn của Hà Nội.
Dưới góc độ của một nhà văn tôi tin anh chỉ đề cập chủ yếu đến lòng trắc ẩn & sự thấu hiểu xuất phát từ bản năng thiên bẩn của con người từ đó gợi ý hành động & ứng xử thích hợp trên mạng xã hội nhằm xây dựng một xã hội nhân văn hơn.
Nhưng dưới góc nhìn của một doanh nhân lãnh đạo doanh nghiệp chúng ta đều biết từ lòng trắc ẩn để đến được sự thấu hiểu là quá trình gian nan mà trước hết chúng ta cần lắng nghe trước tiên.
Một thói quen xấu có tính tự nhiên trong chúng ta là chủ yếu nghe để đối đáp thậm chí là để phê phán, phản đối.
Lắng nghe để thấu hiểu đã trở thành nguyên tắc số 5 trong học thuyết nổi tiếng “7 Thói Quen của người thành đạt- Seek first to understand then to be understood” của Stephen R. Covey
Kỹ năng lắng nghe thường diễn ra 5 bước để đạt được hiệu quả nhất: Chú ý lắng nghe> Diễn đạt & trao đổi để hiểu đúng bản chất> Bày tỏ cảm xúc & sự đồng cảm > Tìm hiểu bản chất > Thỏa thuận chung & đưa ra giải pháp.
Sự thấu hiểu là sự phát triển cao hơn của lòng trắc ẩn nhằm đi đến một giao tiếp hiệu quả qua bốn chức năng căn bản là: nghe, nói, đọc, viết.
Con người thông thường phải trải qua 3 giai đoạn để đi đến hành động hiệu quả qua sự thấu hiểu: Biết > Hiểu > Nhận thức > Hành động nên để quá trình này diễn ra hiệu quả thì trải nghiệm là điều không thể thiếu được trong quá trình trưởng thành mỗi con người & tổ chức.
Và kỹ năng này là rất cơ bản trong một xã hội văn minh khi chúng ta cùng sống trong xã hội đa văn hóa ở góc độ quốc tế, đa dạng nhận thức, quan điểm ở góc độ quốc gia khi cùng giải quyết một vấn đề quan trọng.
“Đắc Nhân Tâm” của Dale Carnegie chỉ cho chúng ta chi tiết cuộc hành trình thú vị này qua 4 levels từ Căn bản > Các cách tạo thiện cảm > Hướng người khác theo tư duy của bạn > Chuyển hóa người chống đối mà không gây ra óan giận để đi đến sự thỏa thuận & giải pháp chung.
Dưới góc độ là một tổ chức, một doanh nghiệp, bạn là doanh chủ – doanh nhân thì sự tiếp cận này bắt đầu từ vấn đề :
Quản trị nhân sự. Là doanh nhân thành công chắc chắn trước tiên bạn phải là con người có nhiều lòng trắc ẩn rồi qua một quá trình để đi đến thấu hiểu – thu phục lòng người rồi bố trí right persons để họ do things right. Bằng sự hỗ trợ bằng career building qua các hoạt động rất bài bản & cơ bản như đào tạo, đánh giá, quản trị thành tích, truyền thông nội bộ & các hoạt động nhằm phát triển văn hóa công ty, tổ chức (bao gồm cả trách nhiệm xã hội của tổ chức SCR).
Với quan điểm này chúng ta thấy doanh nhân là một sứ mệnh & bạn được xã hội, số phận, bản thân giao phó. Nếu bạn hiểu bạn là người thông minh hơn, tài ba hơn, giỏi giang hơn nhân viên & cổ đông của bạn thì có vẻ thiếu thuyết phục.
Doanh nhân là người có sứ mệnh lãnh đạo dẫn dắt một tập thể (có rất nhiều tài năng-chuyên môn giỏi), một tổ chức và có thể là một cộng đồng cùng nhau đến với ngôi nhà hạnh phúc – đó là tầm nhìn, sứ mạng & các giá trị của tổ chức.
Đằng sau sự thành công về mặt tài chính (Có tính chiến thuật), thì thành công lắng nghe> thấu hiểu để đắc nhân tâm (Có tính chiến lược) luôn là nhân tố thành công bền vững cho doanh nghiệp & qua đó đóng góp tích cực cho xã hội.
Lắng nghe > Thấu hiểu > trong quá trình ra quyết định của một doanh nhân lãnh đạo có lẽ là một trong những kỹ năng, năng lực & phẩm chất đặc biệt quan trọng của người doanh nhân thành đạt.
Cầu chúc các bạn trở thành những doanh nhân thành đạt & hạnh phúc.
Rất cảm ơn Bộ Giáo dục năm nay đã đưa vào đề thi Tốt nghiệp một đề tài rất cần thiết này !
Leave a Reply