Thủ thuật giúp phòng ngừa gian thương trong kinh doanh
Khi thấy những dấu hiệu như trên thì bạn sẽ đưa ra những đề nghị và tìm hiểu thêm thông tin để đối chiếu và bắt bài gian thương.
Hôm rồi tôi có viết bài DOANH THƯƠNG và GIAN THƯƠNG, các bạn có yêu cầu làm thế nào để nhận ra gian thương và cách để phòng ngừa “gian thương” tôi xin chia sẻ các bạn một số phương pháp để phòng ngừa.
Các dấu hiệu để nhận biết gian thương:
1. Nổ banh xác và dễ dàng chấp nhận thay đổi điều khoản kinh doanh, ngoại trừ điều khoản thanh toán (hoặc chỉ cho nợ 30%).
2. Chiết khấu rất cao, thậm chí cao gấp đôi các cty còn lại.
3. Giá rẻ, bao bì thiết kế kém, thiếu thẩm mỹ, chữ nghĩa ghi cẩu thả.
4. Thương hiệu na ná nhãn hiệu nổi tiếng.
5. Hứa hẹn rất nhiều việc hổ trợ tiêu thụ sp như trả lương nhân viên, giúp bán hàng cho npp, tài trợ cho shop v.v.
6. Nơi sản xuất ghi không rõ ràng hoặc nằm trong hóc hẻm (nhà máy lớn thường nằm trong KCN).
7. Xuất hóa đơn thấp hơn giá bán, hoặc không xuất hóa đơn.
8. Không có website hoặc web làm sơ sài cầu thả, thiếu thông tin.
Khi thấy những dấu hiệu như trên thì bạn sẽ đưa ra những đề nghị và tìm hiểu thêm thông tin để đối chiếu và bắt bài gian thương.
1. Đề nghị tham quan nhà máy và cơ sở sản xuất.
2. Gọi đt cho cty để kiểm tra xem cty có nhiều bộ phận chuyên môn không (gian thương thường làm hết mọi việc-chief everything official).
3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm, dùng thử trước khi mua hàng.
4. Tra cứu đăng ký nhãn hiệu trang wep của cục sở hữu trí tuệ.
5. Đề nghị bán hàng nợ 100% (để xem phản ứng của họ, nếu họ bỏ chạy ngay thì biết là có vấn đề).
6. Gặp ông chủ để đánh giá tư cách đạo đức người có tư cách kém thì sẽ thiếu tính cam kết.
7. Lên facebook để kiểm tra thông tin, nếu thông tin về Ông chủ không rõ ràng thì đích thị là gian thương.
8. Đề nghị cung cấp giấy phép kinh doanh, nhìn nội dung đăng ký là biết cty đó như thế nào.
9. Hỏi thông tin từ chính đối thủ cùng ngành sẽ ra kết quả nhanh (vì đối thủ sẽ hiểu rõ nhau và sẽ nói thông tin bất lợi ra).
10. Kiểm tra thông tin từ các nhà phân phối đang kinh doanh sản phẩm.
11. Yêu cầu xuất hóa đơn đúng đủ 100% đơn hàng.
Dựa vào thông tin trên tổng hợp lại đối chiếu với lời nói của Ông chủ mà sai lệch nhiều dữ liệu là biết được kết quả. Người làm ăn có uy tín thường hành động nhất quán, nói là làm, trung thực không nói dối, hay “nổ”, ông nào nổ quá là càng phải cẩn thận.
Tôi viết bài này chắc chắc sẽ động chạm đến các bạn startup vì các bạn khi khởi nghiệp thiếu vốn và thiếu đầu tư, các bạn nên cân nhắc để đầu tư thêm những vấn đề trên nếu muốn cty mình phát triển lớn mạnh vì nếu bạn đầu tư thiếu nghiêm túc, cẩu thả thì các bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn với gian thương và thậm chí nếu không rèn giũa nhân cách và giữ gìn uy tín thì đến ngày nào đó khi khó khăn quá bạn cũng sẽ trở thành gian thương chính hiệu.
Đây cũng chính là insight của các nhà phân phối, nếu các bạn lưu ý và những vấn đề này thì các bạn đàm phán thành công với npp nhanh chóng, không phải mất nhiều thời gian để thuyết phục, còn các bạn không tin và không để ý đến lời tôi nói, thì các bạn sẽ còn vất vả dài dài trên chặng đường phát triển doanh nghiệp.
Leave a Reply