5 phương thức giúp cạnh tranh mà công ty nào cũng cần phải học
Chiến lược của bạn phải là duy nhất dành riêng cho bạn, và điều đó có nghĩa là phương thức cạnh tranh của bạn cần kết hợp với các phương thức khác mà tùy vào từng hoàn cảnh riêng biệt cũng như chiến lược cụ thể của bạn.
Phương thức đầu tiên là “Sự hiệu quả” (Efficiency). Đây là mục tiêu cơ bản của việc hình thành các tập đoàn nhằm tạo thuận lợi cho việc cho ra đời các sản phẩm và dịch vụ với thời gian, nguyên vật liệu, và nhân công một cách ít lãng phí nhất. Việc cho ra đời “Taylorism” – nỗ lực biến việc kinh doanh thành khoa học hiệu quả đánh dấu đỉnh cao của phương thức cạnh tranh này. Nhiều công ty vẫn cạnh tranh theo cách đó và tiếp tục sử dụng “Taylorism” trong cả quá trình tái định hình quá trình kinh doanh và sản xuất tinh gọn.
Phương thức thứ hai là quy mô – phương thức “anh em” với phương thức “hiệu quả”. Phương thức này cho phép các công ty khai thác triệt để các quy mô kinh tế mà mang lại chi phí đơn vị thấp hơn, khiến cho giá thành sản phẩm và dịch vụ mang tính kinh tế tốt hơn.
Do đó, vào những năm 1970 khi người ta chuyển đổi nền sản xuất ở Experience Curve và thực hiện việc thay đổi quy mô như một phương tiện chiến lược thì đã tạo đà cho phương thức cạnh tranh quy mô phát triển. Phương thức quy mô đã thúc đẩy sự thống nhất và toàn cầu hóa nhiều nền công nghiệp trong suốt những năm từ giữa thế kỷ 20 và cho đến nay, nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong một số ngành công nghiệp như ngành thép, hàng không, dược phẩm và viễn thông.
Phương thức quy mô và hiệu quả là hai phương thức cạnh tranh bằng cách hạ thấp chi phí. Vào đầu những năm 1980, một phương thức cạnh tranh mới đã xuất hiện trên thế giới, đó là phương thức chất lượng mà W. Edwards Deming bằng tất cả sự tôn sùng của mình đã cho rằng “chất lượng như phong cách các công ty Nhật Bản”.
Từ sau Thế chiến thứ hai, các công ty Nhật Bản tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nhờ thế mà nâng cao thặng dư kinh tế. Cụm từ “Sản xuất tại Mỹ (“Made in the USA”) đã nhường chỗ cho “Sản xuất tại Nhật Bản” (“Made in Japan”) đã thể hiện được tính ưu tiên dành cho các sản phẩm của Nhật và “Chất lượng miễn phí” đã trở thành “câu thần chú” cho nhiều công ty. Cũng từ đây, quá trình kiểm soát chất lượng Six Sigma đã được phổ biến rộng rãi đặc biệt là sau khi General Electric sử dụng chiến quá trình này.
Ngày nay phương thức cạnh tranh thông qua chất lượng, hiệu quả và quy mô đã trở thành những cách thức cạnh tranh cùng tồn tại song song với nhau. Nếu như Wal-Mart và Ford cạnh tranh chủ yếu nhờ vào giá cả thì Nordstrom và BMW lại cạnh tranh chủ yếu về chất lượng sản phẩm. Một số công ty đã kết hợp Six Sigma và sản xuất tinh gọn (lean production) thành “Six Sigma tinh gọn” (“Lean Six Sigma”) như một phương thức cạnh tranh nhằm giảm chi phí mà vẫn nâng cao được chất lượng.
Tuy vậy, “sự trỗi dậy” của Nhật Bản đã được chứng minh là không phải “một phép màu”. Và cùng với sự phát triển của Internet, người ta bắt đầu biết đến phương thức mới thứ tư trong những năm 1990, đó là “cạnh tranh mạng lưới” (the network). Thay vì tranh giành khách hàng bằng việc đưa ra giá thành thấp hay chất lượng cao (hoặc cả hai), các công ty bắt đầu cạnh tranh dựa trên số lượng người (hoặc doanh nghiệp) sử dụng chúng sản phẩm.
Microsoft có lẽ là một trong những công ty đầu tiên đã thấy giá trị của phương thức cạnh tranh này khi nó phát triển hệ thống điều hành mà có thể tương thích với bất kỳ cấu hình máy tính cá nhân. Google, Facebook, LinkedIn, và nhiều công ty thế hệ tiếp theo đều được xây dựng theo phương thức cạnh tranh này.
Ngày nay, phương thức mạng lưới đã đang dần nhường chỗ cho phương thức thứ năm có tên gọi là “hệ sinh thái”. Đây là phương pháp tiếp cận các bên thứ ba nhằm có thể xây dựng và thúc đẩy các sản phẩm và dịch vụ của bạn theo cách mà đem lại sự thuận tiện cao nhất cho khách hàng.
Lợi thế từ số lượng khách hàng mà bạn có sẽ không cao bằng việc bạn có thể hợp tác với rất nhiều các đối tác hay số lượng các sản phẩm và dịch vụ tiện ích mà công ty của bạn có thể đem lại cho khách hàng. Khi nhân viên của Steve Jobs thuyết phục ông rằng iPhone sẽ đạt được lợi thế không thể vượt qua bằng việc cho phép bất cứ ai xây dựng các ứng dụng dành cho Iphone thay vì mở cửa hàng ứng dụng riêng của Apple.
Bất kể là phương thức cạnh tranh “mạng lưới” và “hệ sinh thái” chỉ mới xuất hiện và được biết đến rộng rãi từ những năm 1990 và 2000 thì thực ra chúng vẫn luôn tổn tại song hành cùng với chúng ta. Ví dụ, báo và tạp chí luôn hỗ trợ “người sử dụng” (độc giả) để nhằm mang đến nhiều lợi ích hơn cho “khách hàng” của họ (chính là những công ty quảng cáo).
Việc hợp nhất các tuyến đường sắt, viễn thông, và các giải đấu thể thao chuyên nghiệp một phần nào đó là kết quả của quá trình tạo ra những mạng lưới lớn hơn dù ít hơn về mặt số lượng, và cứ mỗi mạng lưới trong số đó thì có nhiều khách hàng hơn, do đó mà cũng nâng cao được những lợi ích của những trải nghiệm và dịch vụ khách hàng.
Ngoài ra chúng ta cũng không được quên rằng, các phương thức cạnh tranh “mạng lưới” và “hệ sinh thái” vẫn chưa thể thay thế các phương thức “hiệu quả”, “quy mô”, “chất lượng” và khi các nhà lãnh đạo kinh doanh lựa chọn phương thức cạnh tranh thì cả năm phương thức này đều được họ cân nhắc.
Cơ sở của sự cạnh tranh qua thời gian sẽ luôn được đánh dấu bằng các giai đoạn phát triển, thậm chí qua những quan điểm hiện hữu để làm sao có thể cạnh tranh trong những tình huống cụ thể. Phương thức sự hiệu quả sẽ đóng vai trò trung tâm khi nền kinh tế lâm vào giai đoạn khó khăn; phương thức quy mô sẽ trở thành một chiến lược ưu tiên khi ngành công nghiệp chậm phát triển; phương thức cạnh tranh chất lượng sẽ được đưa lên hàng đầu khi thị trường phát triển mạnh mẽ; và phương thức mạng lưới và hệ sinh thái sẽ nổi lên khi sự khác biệt giữa các sản phẩm và dịch vụ trở nên cần thiết để tạo ra vị thế cạnh tranh nổi bật.
Tất cả các phương thức trên đưa ra một câu hỏi: Liệu rằng sẽ phương thức cạnh tranh mới (phương thức thứ sáu) trong thế giới doanh nghiệp hay không? Chúng ta có một vài “ứng viên” như sau:
– “Sự nhanh nhẹn” (Agility”): bắt nguồn từ thế giới phát triển phần mềm và đang được coi là một khái niệm kinh doanh rộng nghĩa hơn bằng việc đạt được lợi thế thông qua sự nhanh nhẹn trong thay đổi và thích nghi.
– “Sự gián đoạn” (“Disruption”), hay “hình dung lại mô hình kinh doanh nói chung trong một ngành công nghiệp cụ thể” đã đang trở thành phương thức cạnh tranh được nói đến nhiều nhất ở Thung lũng Silicon (Silicon Valley), và ngày càng vượt xa ra khỏi phạm vi đó.
– “Phân tích dữ liệu” (“Data analytics”), hoặc “các công ty đầu tư mạnh vào dữ liệu và phân tích để có hiệu quả hơn trong các hoạt động của mình, và để tận dụng quy mô của mình, nhằm tạo ra chất lượng, sản phẩm, dịch vụ tốt hơn phù hợp hơn và đem đến sự trải nghiệm quý báu cho các khách hàng của họ. (Vị trí “Giám đốc Khoa học” (“Chief Science Officer”) tại AIG – báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Điều hành, là một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của cách thức này trong các công ty lớn trên thế giới).
– “Tích hợp” (“Integration”), một mô hình biến thể khá cũ của phương thức quy mô và hiệu quả, đang dần quay trở lại cùng với một số công ty “lội ngược dòng” như Netflix (bước chân vào ngành lập trình cơ bản) hoặc Ferrero (mua lại một nhà máy sản xuất hạt dẻ để cung cấp các thành phần quý cho Nutella) – và những công ty “xuôi dòng” như Apple (xây dựng các cửa hàng bán lẻ) hay Google (ra mắt mạng di động riêng của hãng tại Mỹ). (Thậm chí có một khái niệm mới cho quá trình hội nhập theo chiều dọc sắp diễn ra ở Thung lũng Silicon: Mô hình Kinh doanh “Full stack”)
Dù bất kỳ những khái niệm trên có trở thành phương thức cạnh tranh toàn diện hay không, rõ ràng rằng danh mục phương thức cạnh tranh hiện nay nhiều hơn so với một thế kỷ trước đó. Đây cũng là một dấu hiệu tốt cho thấy phương thức cạnh cạnh tranh đang dần trở nên phức tạp trong thế giới kinh doanh.
Và để tận dụng những điều này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải biết cách sử dụng các chiến lược kinh doanh của công ty mình vì mỗi chiến lược khác nhau sẽ đòi hỏi phương thức cạnh tranh khác nhau. Đừng để bị cuốn theo một cách thức cạnh tranh nào chỉ vì người khác đang sử dụng nó.
Chiến lược của bạn phải là duy nhất dành riêng cho bạn, và điều đó có nghĩa là phương thức cạnh tranh của bạn cần kết hợp với các phương thức khác mà tùy vào từng hoàn cảnh riêng biệt cũng như chiến lược cụ thể của bạn.
Leave a Reply